1) Mục đích chính của tranh biện và hùng biện khác nhau như thế nào? a) Tranh biện nhằm thuyết phục người nghe qua logic và chứng minh, trong khi hùng biện nhấn mạnh vào cảm xúc và tuyên truyền. b) Tranh biện nhằm thuyết phục người nghe qua cảm xúc và tình cảm, trong khi hùng biện nhấn mạnh vào logic và chứng minh. 2) Mục đích chính của tranh biện là gì? a) Có được sự hiểu biết rõ ràng về các vấn đề phức tạp. b) Đặt ra quan điểm cá nhân mà không cần bằng chứng. 3) Trong tranh biện, chủ đề vấn đề thường là gì? a) Một câu hỏi có câu trả lời duy nhất và rõ ràng. b) Các vấn đề mở, mà nhiều người có thể có những quan điểm khác nhau về chúng. 4) Lập luận là hoạt động gì trong việc thuyết phục người nghe? a) Chỉ trích ý kiến của người khác mà không có lý lẽ hợp lý. b) Quá trình tổ chức các ý tưởng và chứng minh các quan điểm để hỗ trợ một quan điểm chính. c) Quá trình phân tích và đánh giá lập luận của đối phương để đưa ra các điểm yếu hoặc sai sót trong lập luận đó. 5) Lý do chính để ủng hộ quan điểm học sinh nên được cho phép sử dụng smartphones ở trường học là gì? a) Smartphones giúp tăng cường sự tham gia và hiệu quả học tập của học sinh. b) Smartphones giúp học sinh dễ dàng sao chép bài làm của nhau. c) Sử dụng smartphones giúp học sinh chơi game và xem video giải trí trong giờ học. 6) Bằng chứng nào dưới đây cho thấy smartphones có thể giúp tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập? a) Thống kê từ UNESCO cho thấy hơn 80% giáo viên cho rằng việc sử dụng smartphones trong lớp học gây phân tâm và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả học tập. b) Theo một nghiên cứu mới đây của Pew Research Center, số lượng học sinh sử dụng smartphones trong lớp học giảm đáng kể so với năm 2010. c) Nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng học sinh sử dụng các ứng dụng học tập trên smartphones có tỷ lệ hoàn thành bài tập cao hơn so với các phương pháp truyền thống. 7) Phản biện nào sau đây cho rằng quan điểm trẻ em sống ở thành phố sẽ thông minh hơn trẻ em ở nông thôn là không chính xác? a) Trẻ em ở thành phố thường tiếp xúc với nhiều tài nguyên giáo dục và văn hóa hơn so với trẻ em ở nông thôn. b) Trẻ em ở nông thôn thường có cơ hội tiếp cận với thiên nhiên và môi trường tự nhiên, từ đó khám phá và phát triển các kỹ năng tưởng tượng và sáng tạo một cách tự nhiên hơn. c) Thành phố cung cấp nhiều cơ hội học tập và thực hành kỹ năng công nghệ, từ đó giúp trẻ em phát triển năng lực kỹ thuật và sáng tạo. 8) Cần bổ sung thêm yếu tố nào để lập luận sau đây thuyết phục và chặt chẽ hơn: Trẻ em sống ở thành phố thông minh hơn trẻ em ở nông thôn vì họ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn tài nguyên giáo dục và các hoạt động học tập. a) Các ví dụ, bằng chứng cụ thể về các tài nguyên/ hoạt động giáo dục và tác động của chúng trong việc nâng cao trí tuệ của trẻ em. b) Thêm lý do chứng minh vì sao trẻ em ở thành phố thông minh hơn trẻ em ở nông thôn. c) Cần bổ sung kết luận khẳng định lại ý kiến trên. 9) Việc học ngoại ngữ từ sớm có thể giúp trẻ phát triển tư duy linh hoạt, như được chứng minh trong một nghiên cứu ......., và có thể tạo ra những tiến bộ đáng kể trong việc học tập và giao tiếp. a) Kỹ thuật CRE b) Kỹ thuật AREI 10) Kỹ thuật lập luận AREI khác với kỹ thuật CRE ở điểm nào?  a) AREI bao gồm quan điểm, lý do, bằng chứng và tác động, trong khi CRE chỉ có quan điểm, lý do và bằng chứng. b) AREI bao gồm quan điểm, lý do, bằng chứng, trong khi CRE có quan điểm, lý do, bằng chứng và tác động 11) Trong luật debate của WSDC, vai trò của người nói thứ 1 (First Speaker) đội ủng hộ là gì? a) Định nghĩa kiến nghị; Nêu hệ thống luận điểm và phương hướng của đội; Trình bày luận điểm của mình. b) Phản biện lại luận điểm, dẫn chứng của đối thủ; Củng cố luận điểm đội mình; Trình bày thêm luận điểm mới. c) Định nghĩa lại (Hiếm); Nêu hệ thống luận điểm và phương hướng của đội; Phản biện lại luận điểm đội ủng hộ 12) Trong luật debate của WSDC, vai trò của người nói thứ 1 (First Speaker) đội phản biện là gì? a) Phản biện lại luận điểm, dẫn chứng của người nói số 1 đội phản đối; Củng cố luận điểm đội mình; Trình bày thêm luận điểm mới. b) Tiếp tục phản biện đội bạn; Củng cố luận điểm đội mình nhưng tuyệt đối không được đưa ra luận điểm mới. c) Định nghĩa lại (Hiếm); Nêu hệ thống luận điểm và phương hướng của đội; Phản biện lại luận điểm người nói số 1 đội ủng hộ; Trình bày luận điểm của mình. 13) Trong luật debate của WSDC, người nói số 2 (the 2nd speaker) đội ủng hộ sẽ phản biện lại: a) Người nói số 2 đội phản biện b) Người nói số 1 đội phản biện c) Người nói số 1 đội ủng hộ 14) Trong luật debate của WSDC, người nói số 2 (the 2nd speaker) đội phản biện sẽ phản biện lại: a) Người nói số 1 (nếu có) và người nói 2 đội ủng hộ. b) Người nói số 2 đội ủng hộ. c) Người nói số 3 đội ủng hộ 15) Trong luật tranh biện WSDC, người nói số 3 có được phép đưa ra luận điểm mới không? a) Có b) Không 16) Nhiệm vụ của người nói số 3 trong luật WSDC là gì? a) Phản biện hệ thống lập luận của đội bạn; Củng cố lập luận bằng cách đưa thêm các ví dụ/ dẫn chứng; Tổng kết hệ thống ý của đội và giải thích vì sao đội mình thắng. b) Tiếp tục phản biện đội bạn và củng cố luận điểm đội mình bằng cách đưa ra luận điểm mới. 17) Bạn là người nói số mấy, đội nào nếu nhiệm vụ của bạn là: Phản biện lại luận điểm, dẫn chứng của người nói số 1 và số 2 đội ủng hộ; Củng cố luận điểm đội mình; Trình bày thêm luận điểm mới a) Người nói số 2 đội ủng hộ b) Người nói số 2 đội phản biện c) Người nói số 1 đội phản biện

QUIZ - CÂU HỎI TRANH BIỆN B1

Výsledková tabule/Žebříček

Vizuální styl

Možnosti

Přepnout šablonu

Obnovit automatické uložení: ?